Hình đại diện hạ cánh khẩn cấp
Hình đại diện hạ cánh khẩn cấp

Emergency declaration – hạ cánh khẩn cấp – sức hút của dòng phim thảm họa – tận thế

Dòng phim thảm họa hoặc tận thế luôn là một trong chủ đề ăn khách bậc nhất hiện nay với số lượng vé bán ra cực khủng cùng thành tích doanh thu phòng vé đầy ấn tượng. Những năm gần đây, hầu hết các tựa phim thuộc thể loại này như Khe nứt San Andreas (2015), Geostorm (Siêu bão địa cầu, 2017), A Quiet Place 1 và 2 (Vùng Đất Câm Lặng, 2018 – 2021), Train to Busan 1 và 2 (Chuyến Tàu Sinh Tử, 2016 – 2020), Greenland: Thảm Họa Thiên Thạch (2020) đều thu về con số khổng lồ tại phòng vé.

Vậy, mẫu số chung cho thành công này là gì?

Ý tưởng kịch bản hay. Mạch phim dồn dập đầy lôi cuốn.

Thảm họa từ thiên nhiên, tai nạn, khủng bố luôn là đề tài “nóng hổi” được các nhà làm phim đặc biệt quan tâm. Một bộ phim đề tài thảm họa có sức hấp dẫn lớn, một phần bởi tự bản thân câu chuyện đã gây tò mò với nhiều người. Ví dụ như: Sẽ ra sao khi một nhóm người bỗng mắc kẹt trong đại dịch Zombie, buộc phải sống sót để đến được miền đất hứa trong Train to Busan (Chuyến Tàu Sinh Tử, 2016)? Hay, bộ phim The Impossible (Thảm Họa Sóng Thần, 2012) lấy cảm hứng từ thảm họa sóng thần năm 2004, tàn phá các làng ven biển, gây nên cái chết của hơn 220,000 người ở 11 quốc gia. Thảm họa là đề tài nhạy cảm. Các bộ phim thường là những câu chuyện rất bi thương, dễ chạm đến nỗi đau của nhiều người.

Hình ảnh phim Train to Busan (Chuyến Tàu Sinh Tử, 2016)
Hình ảnh phim Train to Busan (Chuyến Tàu Sinh Tử, 2016)

Bên cạnh đó, cuộc chạy đua giành giật mạng sống trước thiên tai hay dịch bệnh luôn đẩy mạch phim lên đến cao trào. Nhờ vậy, phim có được những giây phút căng thẳng tột độ, nhưng cũng lôi cuốn tột cùng; khiến người xem bị cuốn theo và không thể rời mắt khỏi diễn biến câu chuyện.

Quy mô lớn và kỹ xảo hoành tráng

Một bộ phim được dàn dựng với quy mô lớn, có kỹ xảo hình ảnh, âm thanh hoành tráng thường được các khán giả đặc biệt quan tâm và lựa chọn. Thậm chí, với nhiều người, đây là lý do quan trọng khiến họ quyết định ra rạp xem phim. Bởi đó là một bộ phim xứng đáng được trải nghiệm trên màn hình lớn, cao từ 1 đến 3 tầng nhà cùng hệ thống âm thanh siêu khủng của rạp chiếu.

 Hình ảnh phim Khe nứt San Andreas (2015)

Hình ảnh phim Khe nứt San Andreas (2015)

Từ xây dựng bối cảnh, ghi hình, cho tới lúc làm hậu kỳ, các bộ phim bom tấn đề tài thảm họa tận thế phải đầu tư hàng triệu đô để mang tới những đại cảnh cháy nổ hoành tráng, những khoảnh khắc nghẹt thở, những màn chạy trốn căng thẳng ở bất cứ hoàn cảnh nào, dù là bệnh dịch, động đất, núi lửa, đại hồng thủy hay thảm họa diệt vong.

Yếu tố nhân văn

Các bộ phim đề tài thảm họa lôi kéo và thu hút khán giả ra rạp nhờ vào cốt truyện hay và kỹ xảo hoành tráng, nhưng yếu tố nhân văn, chạm tới trái tim người xem mới là chìa khóa khiến bộ phim được nhớ mãi và lan tỏa tới mọi người.

Hình ảnh phim The Impossible (Thảm Họa Sóng Thần, 2012)
Hình ảnh phim The Impossible (Thảm Họa Sóng Thần, 2012)

Các bộ phim Hollywood như 2012 (Năm Đại Họa, 2019), Greenland: Thảm Họa Thiên Thạch (2020) hay đặc biệt là The Impossible (Thảm Họa Sóng Thần, 2012) đều thành công khai thác yếu tố tình cảm gia đình đầy cảm động. Ngoài Hollywood ra, các bộ phim đề tài thảm họa của điện ảnh Hàn Quốc cũng luôn thu hút được công chúng bởi cốt truyện nhân văn, giàu ý nghĩa, tôn vinh những con người hy sinh thầm lặng; đồng thời còn ghi điểm khi lồng ghép khéo léo các chi tiết sâu cay phê phán tầng lớp chính trị, tầng lớp thượng lưu như The Tower (Tháp Lửa, 2012), The Flu (Đại Dịch Cúm, 2013), Train to Busan (Chuyến Tàu Sinh Tử, 2016)…

Poster phim "Hạ cánh khẩn cấp"
Poster phim “Hạ cánh khẩn cấp”

Và tháng 8 này, phòng chiếu Việt chuẩn bị chào đón một siêu phẩm đề tài thảm họa tận thế ấn tượng đến từ xứ sở kim chi mang tên Hạ Cánh Khẩn Cấp (tựa gốc: Emergency Declaration). Phim là đứa con tinh thần mới nhất của đạo diễn Han Jae-rim, người đứng sau thành công của những tác phẩm ăn khách như Thuật Xem Tướng (tựa gốc: The Face Reader) hay Ông Hoàng (tựa gốc: The King).

Tình tiết nhỏ trong phim hạ cánh khẩn cấp
Tình tiết nhỏ trong phim Hạ cánh khẩn cấp

Chuyện phim xoay quanh chuyến bay mang số hiệu KI501 của hãng hàng không Sky Korea, khởi hành từ sân bay quốc tế Incheon tới Honolulu, Hawaii. Không lâu sau khi máy bay cất cánh, một hành khách bắt đầu có những biểu hiện lạ, liên tục nôn ra máu và tử vong trước sự bàng hoàng của mọi người. Một virus lạ với tốc độ lây lan chóng mặt đã xâm nhập lên máy bay, tất cả chìm trong hỗn loạn và sợ hãi. Trong tình huống ngàn cân treo sợi tóc, một tuyên bố đề nghị hạ cánh khẩn cấp được đưa ra. Trên độ cao hơn 8,000 mét, số phận của hơn 150 con người bao gồm cả các hành khách và phi hành đoàn sẽ ra sao?

Emergency declaration – hạ cánh khẩn cấp – sức hút của dòng phim thảm họa – tận thế

Dòng phim thảm họa hoặc tận thế luôn là một trong chủ đề ăn khách bậc nhất hiện nay với số lượng vé bán ra cực khủng cùng thành tích doanh thu phòng vé đầy ấn tượng. Những năm gần đây, hầu hết các tựa phim thuộc thể loại này như Khe nứt San Andreas (2015), Geostorm (Siêu bão địa cầu, 2017), A Quiet Place 1 và 2 (Vùng Đất Câm Lặng, 2018 – 2021), Train to Busan 1 và 2 (Chuyến Tàu Sinh Tử, 2016 – 2020), Greenland: Thảm Họa Thiên Thạch (2020) đều thu về con số khổng lồ tại phòng vé.

Vậy, mẫu số chung cho thành công này là gì?

Ý tưởng kịch bản hay. Mạch phim dồn dập đầy lôi cuốn.

Thảm họa từ thiên nhiên, tai nạn, khủng bố luôn là đề tài “nóng hổi” được các nhà làm phim đặc biệt quan tâm. Một bộ phim đề tài thảm họa có sức hấp dẫn lớn, một phần bởi tự bản thân câu chuyện đã gây tò mò với nhiều người. Ví dụ như: Sẽ ra sao khi một nhóm người bỗng mắc kẹt trong đại dịch Zombie, buộc phải sống sót để đến được miền đất hứa trong Train to Busan (Chuyến Tàu Sinh Tử, 2016)? Hay, bộ phim The Impossible (Thảm Họa Sóng Thần, 2012) lấy cảm hứng từ thảm họa sóng thần năm 2004, tàn phá các làng ven biển, gây nên cái chết của hơn 220,000 người ở 11 quốc gia. Thảm họa là đề tài nhạy cảm. Các bộ phim thường là những câu chuyện rất bi thương, dễ chạm đến nỗi đau của nhiều người.

Hình ảnh phim Train to Busan (Chuyến Tàu Sinh Tử, 2016)
Hình ảnh phim Train to Busan (Chuyến Tàu Sinh Tử, 2016)

Bên cạnh đó, cuộc chạy đua giành giật mạng sống trước thiên tai hay dịch bệnh luôn đẩy mạch phim lên đến cao trào. Nhờ vậy, phim có được những giây phút căng thẳng tột độ, nhưng cũng lôi cuốn tột cùng; khiến người xem bị cuốn theo và không thể rời mắt khỏi diễn biến câu chuyện.

Quy mô lớn và kỹ xảo hoành tráng

Một bộ phim được dàn dựng với quy mô lớn, có kỹ xảo hình ảnh, âm thanh hoành tráng thường được các khán giả đặc biệt quan tâm và lựa chọn. Thậm chí, với nhiều người, đây là lý do quan trọng khiến họ quyết định ra rạp xem phim. Bởi đó là một bộ phim xứng đáng được trải nghiệm trên màn hình lớn, cao từ 1 đến 3 tầng nhà cùng hệ thống âm thanh siêu khủng của rạp chiếu.

 Hình ảnh phim Khe nứt San Andreas (2015)

Hình ảnh phim Khe nứt San Andreas (2015)

Từ xây dựng bối cảnh, ghi hình, cho tới lúc làm hậu kỳ, các bộ phim bom tấn đề tài thảm họa tận thế phải đầu tư hàng triệu đô để mang tới những đại cảnh cháy nổ hoành tráng, những khoảnh khắc nghẹt thở, những màn chạy trốn căng thẳng ở bất cứ hoàn cảnh nào, dù là bệnh dịch, động đất, núi lửa, đại hồng thủy hay thảm họa diệt vong.

Yếu tố nhân văn

Các bộ phim đề tài thảm họa lôi kéo và thu hút khán giả ra rạp nhờ vào cốt truyện hay và kỹ xảo hoành tráng, nhưng yếu tố nhân văn, chạm tới trái tim người xem mới là chìa khóa khiến bộ phim được nhớ mãi và lan tỏa tới mọi người.

Hình ảnh phim The Impossible (Thảm Họa Sóng Thần, 2012)
Hình ảnh phim The Impossible (Thảm Họa Sóng Thần, 2012)

Các bộ phim Hollywood như 2012 (Năm Đại Họa, 2019), Greenland: Thảm Họa Thiên Thạch (2020) hay đặc biệt là The Impossible (Thảm Họa Sóng Thần, 2012) đều thành công khai thác yếu tố tình cảm gia đình đầy cảm động. Ngoài Hollywood ra, các bộ phim đề tài thảm họa của điện ảnh Hàn Quốc cũng luôn thu hút được công chúng bởi cốt truyện nhân văn, giàu ý nghĩa, tôn vinh những con người hy sinh thầm lặng; đồng thời còn ghi điểm khi lồng ghép khéo léo các chi tiết sâu cay phê phán tầng lớp chính trị, tầng lớp thượng lưu như The Tower (Tháp Lửa, 2012), The Flu (Đại Dịch Cúm, 2013), Train to Busan (Chuyến Tàu Sinh Tử, 2016)…

Poster phim "Hạ cánh khẩn cấp"
Poster phim “Hạ cánh khẩn cấp”

Và tháng 8 này, phòng chiếu Việt chuẩn bị chào đón một siêu phẩm đề tài thảm họa tận thế ấn tượng đến từ xứ sở kim chi mang tên Hạ Cánh Khẩn Cấp (tựa gốc: Emergency Declaration). Phim là đứa con tinh thần mới nhất của đạo diễn Han Jae-rim, người đứng sau thành công của những tác phẩm ăn khách như Thuật Xem Tướng (tựa gốc: The Face Reader) hay Ông Hoàng (tựa gốc: The King).

Tình tiết nhỏ trong phim hạ cánh khẩn cấp
Tình tiết nhỏ trong phim Hạ cánh khẩn cấp

Chuyện phim xoay quanh chuyến bay mang số hiệu KI501 của hãng hàng không Sky Korea, khởi hành từ sân bay quốc tế Incheon tới Honolulu, Hawaii. Không lâu sau khi máy bay cất cánh, một hành khách bắt đầu có những biểu hiện lạ, liên tục nôn ra máu và tử vong trước sự bàng hoàng của mọi người. Một virus lạ với tốc độ lây lan chóng mặt đã xâm nhập lên máy bay, tất cả chìm trong hỗn loạn và sợ hãi. Trong tình huống ngàn cân treo sợi tóc, một tuyên bố đề nghị hạ cánh khẩn cấp được đưa ra. Trên độ cao hơn 8,000 mét, số phận của hơn 150 con người bao gồm cả các hành khách và phi hành đoàn sẽ ra sao?

Dòng phim thảm họa hoặc tận thế luôn là một trong chủ đề ăn khách bậc nhất hiện nay với số lượng vé bán ra cực khủng cùng thành tích doanh thu phòng vé đầy ấn tượng. Những năm gần đây, hầu hết các tựa phim thuộc thể loại này như Khe nứt San Andreas (2015), Geostorm (Siêu bão địa cầu, 2017), A Quiet Place 1 và 2 (Vùng Đất Câm Lặng, 2018 – 2021), Train to Busan 1 và 2 (Chuyến Tàu Sinh Tử, 2016 – 2020), Greenland: Thảm Họa Thiên Thạch (2020) đều thu về con số khổng lồ tại phòng vé.

Vậy, mẫu số chung cho thành công này là gì?

Ý tưởng kịch bản hay. Mạch phim dồn dập đầy lôi cuốn.

Thảm họa từ thiên nhiên, tai nạn, khủng bố luôn là đề tài “nóng hổi” được các nhà làm phim đặc biệt quan tâm. Một bộ phim đề tài thảm họa có sức hấp dẫn lớn, một phần bởi tự bản thân câu chuyện đã gây tò mò với nhiều người. Ví dụ như: Sẽ ra sao khi một nhóm người bỗng mắc kẹt trong đại dịch Zombie, buộc phải sống sót để đến được miền đất hứa trong Train to Busan (Chuyến Tàu Sinh Tử, 2016)? Hay, bộ phim The Impossible (Thảm Họa Sóng Thần, 2012) lấy cảm hứng từ thảm họa sóng thần năm 2004, tàn phá các làng ven biển, gây nên cái chết của hơn 220,000 người ở 11 quốc gia. Thảm họa là đề tài nhạy cảm. Các bộ phim thường là những câu chuyện rất bi thương, dễ chạm đến nỗi đau của nhiều người.

Hình ảnh phim Train to Busan (Chuyến Tàu Sinh Tử, 2016)
Hình ảnh phim Train to Busan (Chuyến Tàu Sinh Tử, 2016)

Bên cạnh đó, cuộc chạy đua giành giật mạng sống trước thiên tai hay dịch bệnh luôn đẩy mạch phim lên đến cao trào. Nhờ vậy, phim có được những giây phút căng thẳng tột độ, nhưng cũng lôi cuốn tột cùng; khiến người xem bị cuốn theo và không thể rời mắt khỏi diễn biến câu chuyện.

Quy mô lớn và kỹ xảo hoành tráng

Một bộ phim được dàn dựng với quy mô lớn, có kỹ xảo hình ảnh, âm thanh hoành tráng thường được các khán giả đặc biệt quan tâm và lựa chọn. Thậm chí, với nhiều người, đây là lý do quan trọng khiến họ quyết định ra rạp xem phim. Bởi đó là một bộ phim xứng đáng được trải nghiệm trên màn hình lớn, cao từ 1 đến 3 tầng nhà cùng hệ thống âm thanh siêu khủng của rạp chiếu.

 Hình ảnh phim Khe nứt San Andreas (2015)

Hình ảnh phim Khe nứt San Andreas (2015)

Từ xây dựng bối cảnh, ghi hình, cho tới lúc làm hậu kỳ, các bộ phim bom tấn đề tài thảm họa tận thế phải đầu tư hàng triệu đô để mang tới những đại cảnh cháy nổ hoành tráng, những khoảnh khắc nghẹt thở, những màn chạy trốn căng thẳng ở bất cứ hoàn cảnh nào, dù là bệnh dịch, động đất, núi lửa, đại hồng thủy hay thảm họa diệt vong.

Yếu tố nhân văn

Các bộ phim đề tài thảm họa lôi kéo và thu hút khán giả ra rạp nhờ vào cốt truyện hay và kỹ xảo hoành tráng, nhưng yếu tố nhân văn, chạm tới trái tim người xem mới là chìa khóa khiến bộ phim được nhớ mãi và lan tỏa tới mọi người.

Hình ảnh phim The Impossible (Thảm Họa Sóng Thần, 2012)
Hình ảnh phim The Impossible (Thảm Họa Sóng Thần, 2012)

Các bộ phim Hollywood như 2012 (Năm Đại Họa, 2019), Greenland: Thảm Họa Thiên Thạch (2020) hay đặc biệt là The Impossible (Thảm Họa Sóng Thần, 2012) đều thành công khai thác yếu tố tình cảm gia đình đầy cảm động. Ngoài Hollywood ra, các bộ phim đề tài thảm họa của điện ảnh Hàn Quốc cũng luôn thu hút được công chúng bởi cốt truyện nhân văn, giàu ý nghĩa, tôn vinh những con người hy sinh thầm lặng; đồng thời còn ghi điểm khi lồng ghép khéo léo các chi tiết sâu cay phê phán tầng lớp chính trị, tầng lớp thượng lưu như The Tower (Tháp Lửa, 2012), The Flu (Đại Dịch Cúm, 2013), Train to Busan (Chuyến Tàu Sinh Tử, 2016)…

Poster phim "Hạ cánh khẩn cấp"
Poster phim “Hạ cánh khẩn cấp”

Và tháng 8 này, phòng chiếu Việt chuẩn bị chào đón một siêu phẩm đề tài thảm họa tận thế ấn tượng đến từ xứ sở kim chi mang tên Hạ Cánh Khẩn Cấp (tựa gốc: Emergency Declaration). Phim là đứa con tinh thần mới nhất của đạo diễn Han Jae-rim, người đứng sau thành công của những tác phẩm ăn khách như Thuật Xem Tướng (tựa gốc: The Face Reader) hay Ông Hoàng (tựa gốc: The King).

Tình tiết nhỏ trong phim hạ cánh khẩn cấp
Tình tiết nhỏ trong phim Hạ cánh khẩn cấp

Chuyện phim xoay quanh chuyến bay mang số hiệu KI501 của hãng hàng không Sky Korea, khởi hành từ sân bay quốc tế Incheon tới Honolulu, Hawaii. Không lâu sau khi máy bay cất cánh, một hành khách bắt đầu có những biểu hiện lạ, liên tục nôn ra máu và tử vong trước sự bàng hoàng của mọi người. Một virus lạ với tốc độ lây lan chóng mặt đã xâm nhập lên máy bay, tất cả chìm trong hỗn loạn và sợ hãi. Trong tình huống ngàn cân treo sợi tóc, một tuyên bố đề nghị hạ cánh khẩn cấp được đưa ra. Trên độ cao hơn 8,000 mét, số phận của hơn 150 con người bao gồm cả các hành khách và phi hành đoàn sẽ ra sao?