Quay trở lại với Tà chú cấm, tác phẩm này được lấy cảm hứng từ vụ án gây rúng động xứ chùa vàng năm 2004.
Quay trở lại với Tà chú cấm, tác phẩm này được lấy cảm hứng từ vụ án gây rúng động xứ chùa vàng năm 2004.

Phim ‘Tà chú cấm’ – câu chuyện bùa chú và các vụ án có thật ở Thái Lan

Tà chú cấm đáp ứng vừa đủ nhu cầu giải trí, ghi điểm về mặt diễn xuất và lối kể sáng tạo. Song, phim cũng còn nhiều hạn chế về nhân vật và ngôn ngữ điện ảnh.

Tà chú cấm (tựa tiếng Anh: Home for Rent) là đứa con tinh thần mới nhất của đạo diễn Sophon Sakdaphisit. Anh được biết đến với danh xưng “bậc thầy phim kinh dị” Thái Lan, người đứng sau thành công của Coming Soon, Laddaland và là đồng biên kịch của loạt tác phẩm kinh dị nổi tiếng như Shutter, Alone…

Theo đơn vị phát hành, Tà chú cấm khởi chiếu tại Thái Lan từ ngày 6/4 và nhanh chóng tạo nên cơn sốt phòng vé, với thành tích doanh thu dẫn đầu trong 3 tuần liên tiếp. Dễ hiểu, điều này là do chủ đề kinh dị chưa khi nào vơi sức hút tại thị trường châu Á. Đặc biệt, bùa ngải, tà chú vẫn luôn thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả, đặc biệt là các “mọt phim” yêu thích thể loại này.

Tà chú cấm (tựa tiếng Anh: Home for Rent) là đứa con tinh thần mới nhất của đạo diễn Sophon Sakdaphisit.
Tà chú cấm (tựa tiếng Anh: Home for Rent) là đứa con tinh thần mới nhất của đạo diễn Sophon Sakdaphisit.

Dựa trên các vụ án có thật

Tà chú cấm được phóng tác từ những sự kiện có thật tại xứ sở chùa vàng, xoay quanh chủ đề tà giáo bí ẩn và hành trình các nhân vật sa chân vào bóng tối. Chuyện phim theo chân cặp vợ chồng Ning, Kwin và cô con gái nhỏ tên Ing. Vì gặp phải khó khăn về tài chính, hai vợ chồng quyết định cho thuê ngôi nhà đang ở và chuyển đến một căn chung cư giá rẻ sinh sống.

Sau khi những người thuê nhà chuyển đến, Ning nhận thấy chồng có những dấu hiệu bất thường. Kwin ngày càng trở nên bí hiểm và thường biến mất khỏi căn hộ vào lúc 4 giờ sáng. Thậm chí, anh còn có một hình xăm kỳ lạ ở ngực, với hình dáng tựa như ký hiệu đặc biệt của hội tà giáo bí ẩn.

Trước sự thay đổi lạ kỳ của chồng, Ning âm thầm theo dõi và dần khám phá ra bí mật động trời phía sau. Song, khi bức màn sự thật được vén mở cũng là lúc cô nhận ra cả mình và con gái đang đối diện mối nguy hiểm đe dọa tính mạng.

Nhờ bản sắc Á Đông, dòng phim kinh dị Thái từ lâu đã có chỗ đứng khá vững chãi trên bản đồ phim ảnh thế giới. Chúng thường đánh vào yếu tố tâm lý, gây ám ảnh người xem bởi những câu chuyện tâm linh, dù dựa trên truyền thuyết hay sự kiện có thật, đều tạo nên dấu ấn cho nền điện ảnh nơi đây.

Quay trở lại với Tà chú cấm, tác phẩm này được lấy cảm hứng từ vụ án gây rúng động xứ chùa vàng năm 2004. Cụ thể, tại tỉnh Ratchaburi, một người mẹ đã giết con gái của mình để lấy ruột thờ thần Indra theo tà giáo. Người mẹ cho rằng đó là nghi lễ giải thoát ma quỷ, và sự hy sinh mạng sống của con là cách để cứu mẹ. Trước đó, người mẹ từng bị lạm dụng tình dục năm 17 tuổi, và đứa con là kết quả của vụ việc này.

Ngoài ra, phim còn lấy cảm hứng từ một vụ án mạng khác vào năm 2014 tại tỉnh Kanchanaburi. Khi đó, người ta tìm thấy thi thể một người phụ nữ được nhét trong chiếc vali đỏ trôi nổi giữa dòng sông Mê Kông. Đạo diễn Sophon Sakdaphisit đã mượn những câu chuyện kinh hoàng này để lồng ghép vào phim.

Quay trở lại với Tà chú cấm, tác phẩm này được lấy cảm hứng từ vụ án gây rúng động xứ chùa vàng năm 2004.
Quay trở lại với Tà chú cấm, tác phẩm này được lấy cảm hứng từ vụ án gây rúng động xứ chùa vàng năm 2004.

Bình mới, rượu cũ

Điểm nổi bật ở Tà chú cấm là việc được xây dựng bằng cấu trúc Rashomon, khá hiếm gặp trong các tác phẩm điện ảnh thông thường. Cụ thể, câu chuyện lần lượt được thuật lại dưới nhiều điểm nhìn, làm tăng hiệu quả bóc tách bản chất của sự vật, hiện tượng muốn nhấn mạnh.

Chuyện phim mở đầu bằng thước phim lột tả cảnh tượng bí ẩn tại căn hộ của Ning. Sau khi khách thuê cũ rời đi, những gì còn sót lại là một mớ hỗn độn với hàng loạt đồ đạc bị phá hoại, hỏng hóc, vứt lăn lóc, ngổn ngang. Theo lời giới thiệu, đôi vợ chồng đồng ý cho người lạ thuê căn nhà họ đang ở để chuyển tới khu chung cư cũ. Cũng chính từ đây, những câu chuyện bí ẩn lần lượt xảy ra, mà mở đầu là hình xăm tam giác trên ngực của Kwin.

Biểu hiện tránh né, mập mờ của Kwin ngay lập tức khiến Ning nhận thấy có điều gì đó không ổn. Càng về sau, cô phát hiện thêm nhiều hành vi bất thường của chồng. Anh không còn mặn mà với vợ, lại liên tục vắng nhà vào khoảng thời gian 4 giờ sáng hay giấu giếm cuốn sổ kỳ lạ màu đỏ, không rõ nội dung.

Đỉnh điểm là lời nhắn cảnh báo của bà cô hàng xóm, với đoạn clip quay lén cảnh một nhóm người tụ tập hành lễ mập mờ, khó hiểu. Những chi tiết này ít nhiều kích thích trí tò mò, suy đoán của người xem về những điều thực sự đang diễn ra.

Thực chất, Tà chú cấm xây dựng được phần nhập đề không tệ. Thế nhưng càng về sau, phim càng mất đi sức hút, chủ yếu do chưa biết cách khai thác triệt để những thành tố kinh dị sáng giá. Cách kể chuyện mới mẻ, song, nội dung lại chưa có sự sáng tạo, đột phá.

“Mánh kinh dị” trong phim được vận dụng theo cách khá cũ kỹ, từ những con búp bê quái dị, đồ vật bí ẩn, cuốn sách cầu hồn cho tới bóng ma trong gương… Để tăng hiệu quả, đạo diễn lựa chọn màu phim ám xám, kết hợp nhiều góc quay lợi dụng vật cản tạo ức chế thị giác. Tuy nhiên, mọi thứ chưa thực sự được “làm tới” nên để lại cảm giác khá nửa vời, đôi lúc còn mờ nhạt.

Bên cạnh hình ảnh, âm thanh đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong thể loại phim kinh dị, với hiệu quả “khiến người xem không biết nên bịt mắt hay cần bịt tai”. Thế nhưng, yếu tố này trong Tà chú cấm chưa để lại ấn tượng quá tích cực. Phần âm nhạc không gây được ám ảnh, từ các âm nền cho đến tiếng chuông, mõ, quạ kêu hay bản nhạc Twinkle Twinkle Little Star…

Điểm nổi bật ở Tà chú cấm là việc được xây dựng bằng cấu trúc Rashomon, khá hiếm gặp trong các tác phẩm điện ảnh thông thường.
Điểm nổi bật ở Tà chú cấm là việc được xây dựng bằng cấu trúc Rashomon, khá hiếm gặp trong các tác phẩm điện ảnh thông thường.

Diễn xuất khó cứu nhân vật

Một điểm cộng rất lớn dành cho Tà chú cấm đến từ màn thể hiện của dàn diễn viên. Trong đó, Nittha Jirayungyurn (thủ vai Ning) để lại ấn tượng đặc biệt. Người đẹp từng thắng giải Nữ diễn viên chính xuất sắc tại Giải thưởng Hiệp hội Điện ảnh Quốc Gia Thái Lan lần thứ 26. Ngoài ra, phim còn có sự tham gia của Sukollawat Kanaros (vai Kwin), từng góp mặt trong Thirteen Lives (2022) của đạo diễn Ron Howard. Đảm nhận vai “trùm cuối” là Penpak Sirikul với sự nghiệp diễn xuất kéo dài hơn 4 thập kỷ.

Bên cạnh đó, ngay cả diễn viên nhí cũng hóa thân nhân vật đầy ấn tượng.

Mặc dù phần diễn xuất tạo được thiện cảm, điều này vẫn chưa đủ để khỏa lấp những “hạt sạn”trong diễn biến tâm lý và tính cách nhân vật. Vẫn là những mô-típ có thể bắt gặp ở bất cứ đâu, điển hình là kiểu mẫu “cái gì cũng sợ nhưng gặp đâu cũng tò mò”.

Nhìn chung, đứa con tinh thần của đạo diễn Sophon Sakdaphisit phảng phất sự kết hợp giữa hai tác phẩm đình đám Annabelle: Creation và Hereditary, song lại là một phiên bản kém hiệu quả hơn. Mối liên kết giữa các nhân vật được xây dựng hơi vụng về, khiến mỗi quyết định và hành động không thực sự thuyết phục. Chưa kể, ngôn ngữ điện ảnh cũng hạn chế do phim kể lể bằng thoại quá nhiều. Một vài nhân vật thuộc tuyến chính thậm chí còn bị bỏ quên và… biến mất trong một khoảng thời lượng đáng kể.

Có thể nói, dù còn vướng phải nhiều hạn chế nhưng Tà chú cấm không phải một bộ phim tệ. Tác phẩm vẫn đáp ứng vừa đủ nhu cầu giải trí, ghi điểm về mặt diễn xuất và lối kể có sáng tạo. Song, nó khó lòng chinh phục được những thượng đế khó tính, đặc biệt là những khán giả yêu thích dòng phim này.

Phim ‘Tà chú cấm’ – câu chuyện bùa chú và các vụ án có thật ở Thái Lan

Tà chú cấm đáp ứng vừa đủ nhu cầu giải trí, ghi điểm về mặt diễn xuất và lối kể sáng tạo. Song, phim cũng còn nhiều hạn chế về nhân vật và ngôn ngữ điện ảnh.

Tà chú cấm (tựa tiếng Anh: Home for Rent) là đứa con tinh thần mới nhất của đạo diễn Sophon Sakdaphisit. Anh được biết đến với danh xưng “bậc thầy phim kinh dị” Thái Lan, người đứng sau thành công của Coming Soon, Laddaland và là đồng biên kịch của loạt tác phẩm kinh dị nổi tiếng như Shutter, Alone…

Theo đơn vị phát hành, Tà chú cấm khởi chiếu tại Thái Lan từ ngày 6/4 và nhanh chóng tạo nên cơn sốt phòng vé, với thành tích doanh thu dẫn đầu trong 3 tuần liên tiếp. Dễ hiểu, điều này là do chủ đề kinh dị chưa khi nào vơi sức hút tại thị trường châu Á. Đặc biệt, bùa ngải, tà chú vẫn luôn thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả, đặc biệt là các “mọt phim” yêu thích thể loại này.

Tà chú cấm (tựa tiếng Anh: Home for Rent) là đứa con tinh thần mới nhất của đạo diễn Sophon Sakdaphisit.
Tà chú cấm (tựa tiếng Anh: Home for Rent) là đứa con tinh thần mới nhất của đạo diễn Sophon Sakdaphisit.

Dựa trên các vụ án có thật

Tà chú cấm được phóng tác từ những sự kiện có thật tại xứ sở chùa vàng, xoay quanh chủ đề tà giáo bí ẩn và hành trình các nhân vật sa chân vào bóng tối. Chuyện phim theo chân cặp vợ chồng Ning, Kwin và cô con gái nhỏ tên Ing. Vì gặp phải khó khăn về tài chính, hai vợ chồng quyết định cho thuê ngôi nhà đang ở và chuyển đến một căn chung cư giá rẻ sinh sống.

Sau khi những người thuê nhà chuyển đến, Ning nhận thấy chồng có những dấu hiệu bất thường. Kwin ngày càng trở nên bí hiểm và thường biến mất khỏi căn hộ vào lúc 4 giờ sáng. Thậm chí, anh còn có một hình xăm kỳ lạ ở ngực, với hình dáng tựa như ký hiệu đặc biệt của hội tà giáo bí ẩn.

Trước sự thay đổi lạ kỳ của chồng, Ning âm thầm theo dõi và dần khám phá ra bí mật động trời phía sau. Song, khi bức màn sự thật được vén mở cũng là lúc cô nhận ra cả mình và con gái đang đối diện mối nguy hiểm đe dọa tính mạng.

Nhờ bản sắc Á Đông, dòng phim kinh dị Thái từ lâu đã có chỗ đứng khá vững chãi trên bản đồ phim ảnh thế giới. Chúng thường đánh vào yếu tố tâm lý, gây ám ảnh người xem bởi những câu chuyện tâm linh, dù dựa trên truyền thuyết hay sự kiện có thật, đều tạo nên dấu ấn cho nền điện ảnh nơi đây.

Quay trở lại với Tà chú cấm, tác phẩm này được lấy cảm hứng từ vụ án gây rúng động xứ chùa vàng năm 2004. Cụ thể, tại tỉnh Ratchaburi, một người mẹ đã giết con gái của mình để lấy ruột thờ thần Indra theo tà giáo. Người mẹ cho rằng đó là nghi lễ giải thoát ma quỷ, và sự hy sinh mạng sống của con là cách để cứu mẹ. Trước đó, người mẹ từng bị lạm dụng tình dục năm 17 tuổi, và đứa con là kết quả của vụ việc này.

Ngoài ra, phim còn lấy cảm hứng từ một vụ án mạng khác vào năm 2014 tại tỉnh Kanchanaburi. Khi đó, người ta tìm thấy thi thể một người phụ nữ được nhét trong chiếc vali đỏ trôi nổi giữa dòng sông Mê Kông. Đạo diễn Sophon Sakdaphisit đã mượn những câu chuyện kinh hoàng này để lồng ghép vào phim.

Quay trở lại với Tà chú cấm, tác phẩm này được lấy cảm hứng từ vụ án gây rúng động xứ chùa vàng năm 2004.
Quay trở lại với Tà chú cấm, tác phẩm này được lấy cảm hứng từ vụ án gây rúng động xứ chùa vàng năm 2004.

Bình mới, rượu cũ

Điểm nổi bật ở Tà chú cấm là việc được xây dựng bằng cấu trúc Rashomon, khá hiếm gặp trong các tác phẩm điện ảnh thông thường. Cụ thể, câu chuyện lần lượt được thuật lại dưới nhiều điểm nhìn, làm tăng hiệu quả bóc tách bản chất của sự vật, hiện tượng muốn nhấn mạnh.

Chuyện phim mở đầu bằng thước phim lột tả cảnh tượng bí ẩn tại căn hộ của Ning. Sau khi khách thuê cũ rời đi, những gì còn sót lại là một mớ hỗn độn với hàng loạt đồ đạc bị phá hoại, hỏng hóc, vứt lăn lóc, ngổn ngang. Theo lời giới thiệu, đôi vợ chồng đồng ý cho người lạ thuê căn nhà họ đang ở để chuyển tới khu chung cư cũ. Cũng chính từ đây, những câu chuyện bí ẩn lần lượt xảy ra, mà mở đầu là hình xăm tam giác trên ngực của Kwin.

Biểu hiện tránh né, mập mờ của Kwin ngay lập tức khiến Ning nhận thấy có điều gì đó không ổn. Càng về sau, cô phát hiện thêm nhiều hành vi bất thường của chồng. Anh không còn mặn mà với vợ, lại liên tục vắng nhà vào khoảng thời gian 4 giờ sáng hay giấu giếm cuốn sổ kỳ lạ màu đỏ, không rõ nội dung.

Đỉnh điểm là lời nhắn cảnh báo của bà cô hàng xóm, với đoạn clip quay lén cảnh một nhóm người tụ tập hành lễ mập mờ, khó hiểu. Những chi tiết này ít nhiều kích thích trí tò mò, suy đoán của người xem về những điều thực sự đang diễn ra.

Thực chất, Tà chú cấm xây dựng được phần nhập đề không tệ. Thế nhưng càng về sau, phim càng mất đi sức hút, chủ yếu do chưa biết cách khai thác triệt để những thành tố kinh dị sáng giá. Cách kể chuyện mới mẻ, song, nội dung lại chưa có sự sáng tạo, đột phá.

“Mánh kinh dị” trong phim được vận dụng theo cách khá cũ kỹ, từ những con búp bê quái dị, đồ vật bí ẩn, cuốn sách cầu hồn cho tới bóng ma trong gương… Để tăng hiệu quả, đạo diễn lựa chọn màu phim ám xám, kết hợp nhiều góc quay lợi dụng vật cản tạo ức chế thị giác. Tuy nhiên, mọi thứ chưa thực sự được “làm tới” nên để lại cảm giác khá nửa vời, đôi lúc còn mờ nhạt.

Bên cạnh hình ảnh, âm thanh đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong thể loại phim kinh dị, với hiệu quả “khiến người xem không biết nên bịt mắt hay cần bịt tai”. Thế nhưng, yếu tố này trong Tà chú cấm chưa để lại ấn tượng quá tích cực. Phần âm nhạc không gây được ám ảnh, từ các âm nền cho đến tiếng chuông, mõ, quạ kêu hay bản nhạc Twinkle Twinkle Little Star…

Điểm nổi bật ở Tà chú cấm là việc được xây dựng bằng cấu trúc Rashomon, khá hiếm gặp trong các tác phẩm điện ảnh thông thường.
Điểm nổi bật ở Tà chú cấm là việc được xây dựng bằng cấu trúc Rashomon, khá hiếm gặp trong các tác phẩm điện ảnh thông thường.

Diễn xuất khó cứu nhân vật

Một điểm cộng rất lớn dành cho Tà chú cấm đến từ màn thể hiện của dàn diễn viên. Trong đó, Nittha Jirayungyurn (thủ vai Ning) để lại ấn tượng đặc biệt. Người đẹp từng thắng giải Nữ diễn viên chính xuất sắc tại Giải thưởng Hiệp hội Điện ảnh Quốc Gia Thái Lan lần thứ 26. Ngoài ra, phim còn có sự tham gia của Sukollawat Kanaros (vai Kwin), từng góp mặt trong Thirteen Lives (2022) của đạo diễn Ron Howard. Đảm nhận vai “trùm cuối” là Penpak Sirikul với sự nghiệp diễn xuất kéo dài hơn 4 thập kỷ.

Bên cạnh đó, ngay cả diễn viên nhí cũng hóa thân nhân vật đầy ấn tượng.

Mặc dù phần diễn xuất tạo được thiện cảm, điều này vẫn chưa đủ để khỏa lấp những “hạt sạn”trong diễn biến tâm lý và tính cách nhân vật. Vẫn là những mô-típ có thể bắt gặp ở bất cứ đâu, điển hình là kiểu mẫu “cái gì cũng sợ nhưng gặp đâu cũng tò mò”.

Nhìn chung, đứa con tinh thần của đạo diễn Sophon Sakdaphisit phảng phất sự kết hợp giữa hai tác phẩm đình đám Annabelle: Creation và Hereditary, song lại là một phiên bản kém hiệu quả hơn. Mối liên kết giữa các nhân vật được xây dựng hơi vụng về, khiến mỗi quyết định và hành động không thực sự thuyết phục. Chưa kể, ngôn ngữ điện ảnh cũng hạn chế do phim kể lể bằng thoại quá nhiều. Một vài nhân vật thuộc tuyến chính thậm chí còn bị bỏ quên và… biến mất trong một khoảng thời lượng đáng kể.

Có thể nói, dù còn vướng phải nhiều hạn chế nhưng Tà chú cấm không phải một bộ phim tệ. Tác phẩm vẫn đáp ứng vừa đủ nhu cầu giải trí, ghi điểm về mặt diễn xuất và lối kể có sáng tạo. Song, nó khó lòng chinh phục được những thượng đế khó tính, đặc biệt là những khán giả yêu thích dòng phim này.

Tà chú cấm đáp ứng vừa đủ nhu cầu giải trí, ghi điểm về mặt diễn xuất và lối kể sáng tạo. Song, phim cũng còn nhiều hạn chế về nhân vật và ngôn ngữ điện ảnh.

Tà chú cấm (tựa tiếng Anh: Home for Rent) là đứa con tinh thần mới nhất của đạo diễn Sophon Sakdaphisit. Anh được biết đến với danh xưng “bậc thầy phim kinh dị” Thái Lan, người đứng sau thành công của Coming Soon, Laddaland và là đồng biên kịch của loạt tác phẩm kinh dị nổi tiếng như Shutter, Alone…

Theo đơn vị phát hành, Tà chú cấm khởi chiếu tại Thái Lan từ ngày 6/4 và nhanh chóng tạo nên cơn sốt phòng vé, với thành tích doanh thu dẫn đầu trong 3 tuần liên tiếp. Dễ hiểu, điều này là do chủ đề kinh dị chưa khi nào vơi sức hút tại thị trường châu Á. Đặc biệt, bùa ngải, tà chú vẫn luôn thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả, đặc biệt là các “mọt phim” yêu thích thể loại này.

Tà chú cấm (tựa tiếng Anh: Home for Rent) là đứa con tinh thần mới nhất của đạo diễn Sophon Sakdaphisit.
Tà chú cấm (tựa tiếng Anh: Home for Rent) là đứa con tinh thần mới nhất của đạo diễn Sophon Sakdaphisit.

Dựa trên các vụ án có thật

Tà chú cấm được phóng tác từ những sự kiện có thật tại xứ sở chùa vàng, xoay quanh chủ đề tà giáo bí ẩn và hành trình các nhân vật sa chân vào bóng tối. Chuyện phim theo chân cặp vợ chồng Ning, Kwin và cô con gái nhỏ tên Ing. Vì gặp phải khó khăn về tài chính, hai vợ chồng quyết định cho thuê ngôi nhà đang ở và chuyển đến một căn chung cư giá rẻ sinh sống.

Sau khi những người thuê nhà chuyển đến, Ning nhận thấy chồng có những dấu hiệu bất thường. Kwin ngày càng trở nên bí hiểm và thường biến mất khỏi căn hộ vào lúc 4 giờ sáng. Thậm chí, anh còn có một hình xăm kỳ lạ ở ngực, với hình dáng tựa như ký hiệu đặc biệt của hội tà giáo bí ẩn.

Trước sự thay đổi lạ kỳ của chồng, Ning âm thầm theo dõi và dần khám phá ra bí mật động trời phía sau. Song, khi bức màn sự thật được vén mở cũng là lúc cô nhận ra cả mình và con gái đang đối diện mối nguy hiểm đe dọa tính mạng.

Nhờ bản sắc Á Đông, dòng phim kinh dị Thái từ lâu đã có chỗ đứng khá vững chãi trên bản đồ phim ảnh thế giới. Chúng thường đánh vào yếu tố tâm lý, gây ám ảnh người xem bởi những câu chuyện tâm linh, dù dựa trên truyền thuyết hay sự kiện có thật, đều tạo nên dấu ấn cho nền điện ảnh nơi đây.

Quay trở lại với Tà chú cấm, tác phẩm này được lấy cảm hứng từ vụ án gây rúng động xứ chùa vàng năm 2004. Cụ thể, tại tỉnh Ratchaburi, một người mẹ đã giết con gái của mình để lấy ruột thờ thần Indra theo tà giáo. Người mẹ cho rằng đó là nghi lễ giải thoát ma quỷ, và sự hy sinh mạng sống của con là cách để cứu mẹ. Trước đó, người mẹ từng bị lạm dụng tình dục năm 17 tuổi, và đứa con là kết quả của vụ việc này.

Ngoài ra, phim còn lấy cảm hứng từ một vụ án mạng khác vào năm 2014 tại tỉnh Kanchanaburi. Khi đó, người ta tìm thấy thi thể một người phụ nữ được nhét trong chiếc vali đỏ trôi nổi giữa dòng sông Mê Kông. Đạo diễn Sophon Sakdaphisit đã mượn những câu chuyện kinh hoàng này để lồng ghép vào phim.

Quay trở lại với Tà chú cấm, tác phẩm này được lấy cảm hứng từ vụ án gây rúng động xứ chùa vàng năm 2004.
Quay trở lại với Tà chú cấm, tác phẩm này được lấy cảm hứng từ vụ án gây rúng động xứ chùa vàng năm 2004.

Bình mới, rượu cũ

Điểm nổi bật ở Tà chú cấm là việc được xây dựng bằng cấu trúc Rashomon, khá hiếm gặp trong các tác phẩm điện ảnh thông thường. Cụ thể, câu chuyện lần lượt được thuật lại dưới nhiều điểm nhìn, làm tăng hiệu quả bóc tách bản chất của sự vật, hiện tượng muốn nhấn mạnh.

Chuyện phim mở đầu bằng thước phim lột tả cảnh tượng bí ẩn tại căn hộ của Ning. Sau khi khách thuê cũ rời đi, những gì còn sót lại là một mớ hỗn độn với hàng loạt đồ đạc bị phá hoại, hỏng hóc, vứt lăn lóc, ngổn ngang. Theo lời giới thiệu, đôi vợ chồng đồng ý cho người lạ thuê căn nhà họ đang ở để chuyển tới khu chung cư cũ. Cũng chính từ đây, những câu chuyện bí ẩn lần lượt xảy ra, mà mở đầu là hình xăm tam giác trên ngực của Kwin.

Biểu hiện tránh né, mập mờ của Kwin ngay lập tức khiến Ning nhận thấy có điều gì đó không ổn. Càng về sau, cô phát hiện thêm nhiều hành vi bất thường của chồng. Anh không còn mặn mà với vợ, lại liên tục vắng nhà vào khoảng thời gian 4 giờ sáng hay giấu giếm cuốn sổ kỳ lạ màu đỏ, không rõ nội dung.

Đỉnh điểm là lời nhắn cảnh báo của bà cô hàng xóm, với đoạn clip quay lén cảnh một nhóm người tụ tập hành lễ mập mờ, khó hiểu. Những chi tiết này ít nhiều kích thích trí tò mò, suy đoán của người xem về những điều thực sự đang diễn ra.

Thực chất, Tà chú cấm xây dựng được phần nhập đề không tệ. Thế nhưng càng về sau, phim càng mất đi sức hút, chủ yếu do chưa biết cách khai thác triệt để những thành tố kinh dị sáng giá. Cách kể chuyện mới mẻ, song, nội dung lại chưa có sự sáng tạo, đột phá.

“Mánh kinh dị” trong phim được vận dụng theo cách khá cũ kỹ, từ những con búp bê quái dị, đồ vật bí ẩn, cuốn sách cầu hồn cho tới bóng ma trong gương… Để tăng hiệu quả, đạo diễn lựa chọn màu phim ám xám, kết hợp nhiều góc quay lợi dụng vật cản tạo ức chế thị giác. Tuy nhiên, mọi thứ chưa thực sự được “làm tới” nên để lại cảm giác khá nửa vời, đôi lúc còn mờ nhạt.

Bên cạnh hình ảnh, âm thanh đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong thể loại phim kinh dị, với hiệu quả “khiến người xem không biết nên bịt mắt hay cần bịt tai”. Thế nhưng, yếu tố này trong Tà chú cấm chưa để lại ấn tượng quá tích cực. Phần âm nhạc không gây được ám ảnh, từ các âm nền cho đến tiếng chuông, mõ, quạ kêu hay bản nhạc Twinkle Twinkle Little Star…

Điểm nổi bật ở Tà chú cấm là việc được xây dựng bằng cấu trúc Rashomon, khá hiếm gặp trong các tác phẩm điện ảnh thông thường.
Điểm nổi bật ở Tà chú cấm là việc được xây dựng bằng cấu trúc Rashomon, khá hiếm gặp trong các tác phẩm điện ảnh thông thường.

Diễn xuất khó cứu nhân vật

Một điểm cộng rất lớn dành cho Tà chú cấm đến từ màn thể hiện của dàn diễn viên. Trong đó, Nittha Jirayungyurn (thủ vai Ning) để lại ấn tượng đặc biệt. Người đẹp từng thắng giải Nữ diễn viên chính xuất sắc tại Giải thưởng Hiệp hội Điện ảnh Quốc Gia Thái Lan lần thứ 26. Ngoài ra, phim còn có sự tham gia của Sukollawat Kanaros (vai Kwin), từng góp mặt trong Thirteen Lives (2022) của đạo diễn Ron Howard. Đảm nhận vai “trùm cuối” là Penpak Sirikul với sự nghiệp diễn xuất kéo dài hơn 4 thập kỷ.

Bên cạnh đó, ngay cả diễn viên nhí cũng hóa thân nhân vật đầy ấn tượng.

Mặc dù phần diễn xuất tạo được thiện cảm, điều này vẫn chưa đủ để khỏa lấp những “hạt sạn”trong diễn biến tâm lý và tính cách nhân vật. Vẫn là những mô-típ có thể bắt gặp ở bất cứ đâu, điển hình là kiểu mẫu “cái gì cũng sợ nhưng gặp đâu cũng tò mò”.

Nhìn chung, đứa con tinh thần của đạo diễn Sophon Sakdaphisit phảng phất sự kết hợp giữa hai tác phẩm đình đám Annabelle: Creation và Hereditary, song lại là một phiên bản kém hiệu quả hơn. Mối liên kết giữa các nhân vật được xây dựng hơi vụng về, khiến mỗi quyết định và hành động không thực sự thuyết phục. Chưa kể, ngôn ngữ điện ảnh cũng hạn chế do phim kể lể bằng thoại quá nhiều. Một vài nhân vật thuộc tuyến chính thậm chí còn bị bỏ quên và… biến mất trong một khoảng thời lượng đáng kể.

Có thể nói, dù còn vướng phải nhiều hạn chế nhưng Tà chú cấm không phải một bộ phim tệ. Tác phẩm vẫn đáp ứng vừa đủ nhu cầu giải trí, ghi điểm về mặt diễn xuất và lối kể có sáng tạo. Song, nó khó lòng chinh phục được những thượng đế khó tính, đặc biệt là những khán giả yêu thích dòng phim này.